
COVID19-news: Sự cô đơn trong thời kỳ giãn cách xã hội có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tâm thần của trẻ
Theo một đánh giá mới về những bằng chứng hiện có về sự cô đơn thời thơ ấu, những đứa trẻ bị buộc ở nhà hoặc vắng mặt trong nhiều tuần hoặc vài tháng trong thời kỳ dịch Covid19 có thể phải đối mặt với những tác động đến sức khỏe tâm thần.
Maria Loades, tiến sĩ tâm lý học lâm sàng cho biết: “Có bằng chứng cho thấy sự cô đơn có liên quan đến các kết quả sức khỏe tâm thần sau này, lên đến 9 năm sau. Cô đơn có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng, sự tự tin và hạnh phúc.”
Tiến sĩ Loades nói: “Chúng tôi biết rằng trong thời kỳ đại dịch xảy ra, trẻ em và thanh niên có rất ít cơ hội để nhìn thấy các bạn cùng lứa với mình. Bằng chứng mà chúng tôi thu thập được cho thấy rằng những người đã trải qua thời gian cô đơn kéo dài trong thời gian giãn cách xã hội có thể bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm, cả trong ngắn hạn và dài hạn.”
Theo Anthony Puliafico, Tiến sĩ, phó giáo sư tâm lý học y tế (về tâm thần học) tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia đưa hai quan điểm về hướng giải quyết như sau:
Thứ nhất, kết nối xã hội đó rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, và trẻ em nên thường xuyên hòa nhập với xã hội theo những cách an toàn trong thời kỳ đại dịch.
Thứ hai, “Chúng ta cần cân bằng các biện pháp để giảm thiểu sự lây lan COVID-19 với các chiến lược để hỗ trợ sức khỏe xã hội của trẻ em. Không nhất thiết tất cả trẻ em và thanh thiếu niên đều phải đến trường. Tuy nhiên phụ huynh và giáo viên cần đảm bảo xây dựng và duy trì các cơ hội xã hội cho trẻ. “
Ông đề nghị giúp trẻ giao tiếp xã hội thông qua các cuộc trò chuyện nhóm trực tuyến, cuộc gọi điện video hoặc mạng xã hội. Tuy nhiên, cha mẹ nên theo dõi các hoạt động trực tuyến của trẻ để đảm bảo trẻ sử dụng chúng theo cách tích cực để duy trì các kết nối xã hội.
